CHỦ ĐỀ: lõi thường gặp trên website

Tất Cả Bài Viết
Danh Mục
Chủ đề
Giải quyết 5 lỗi thường gặp trên website thương mại điện tử
GIẢI QUYẾT 5 LỖI THƯỜNG GẶP TRÊN WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
25/10/2021
3,052
2
0
1
Website là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT), đây được xem như cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng trên thị trường mua sắm trực tuyến, hỗ trợ thực hiện toàn bộ quá trình quá trình mua bán hàng hóa và thúc đẩy doanh số.

Chính vì thế, việc xây dựng website TMĐT cực kỳ quan trọng đối với kinh doanh TMĐT của doanh nghiệp, việc này không chỉ cần được đầu tư nghiêm túc mà còn phải có chiến lược dài hạn.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều website TMĐT đang mắc phải các lỗi cần được xem xét để khắc phục kịp thời!

Tốc độ tải trang của website thương mại điện tử còn thấp

Để  đánh giá tốc độ  của một website có thể sử dụng các công cụ đo lường như Google PageSpeed Insights, WebPageTest, Pingdom Speed Test, Uptrends

  • Từ 0 – 49: Tốc độ ở mức tương đối thấp và cần cải thiện ngay
  • Từ 50 – 89: Tốc độ đạt mức trung bình khá và cần xem xét để cải thiện thêm 
  • Từ 90 – 100: Tốc độ tải trang hiện đang rất tốt 

Đối với các website TMĐT, tốc độ tải trang sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng, tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng (Conversion Rate) và tỷ lệ quay lại của khách hàng (Customer Retention Rate). Ngoài ra, tốc độ cũng là tiêu chí đánh giá SEO của Google nên một website TMĐT có tốc độ tải trang thấp sẽ không được ưu tiên hiển thị khi khách hàng tìm trên các công cụ tìm kiếm.

Nguyên nhân cho vấn đề này có rất nhiều nhưng tiêu biểu gồm 4 vấn đề sau:

– Số lượng danh mục sản phẩm, sản phẩm đa dạng cùng nhiều thuộc tính sản phẩm khác nhau 

– Số lượng hình ảnh nhiều, dung lượng hình ảnh cao

– Dữ liệu về thông tin về Khách hàng (Customers), Marketing, Nội dung (Content), Danh mục sản phẩm (Catalogue), Kinh doanh (Sales), Vận hành (Operation) ngày càng tăng theo sự phát triển của doanh nghiệp.

– Chất lượng và cấu hình hosting chưa thể xử lý được khối lượng truy cập của website TMĐT.

Để khắc phục tình trạng này, doanh nghiệp có thể xem xét các giải pháp sau: 

– Nén hoặc định dạng lại kích thước hình ảnh, chọn đuôi jpg hoặc .webp thay vì .png

– Tận dụng bộ nhớ đệm trình duyệt để giảm dung lượng dữ liệu khi tải trang, tối ưu hóa cơ sở dữ liệu bằng cách giảm thiểu CSS, JavaScript và HTML trên website và áp dụng tools (CDN/ cache) để giảm tải thời gian trả về lượng lớn dữ liệu truy cập.

– Tìm kiếm những đối tác cung cấp Hosting đáp ứng tiêu chí về bộ nhớ đệm, cấu hình web server (Apache/Nginx/PHP/MySQL…) và sử dụng CDN để tiết kiệm băng thông. 

Giao diện website thương mại điện tử thiếu chuyên nghiệp

Hiện nay, nhiều website TMĐT vẫn còn mắc phải một số lỗi khi thiết kế giao diện:
– Giao diện có các đồ họa và cách phối màu chưa bắt mắt, hình ảnh và font trên mỗi sản phẩm chưa đồng bộ, không thống nhất.
– Website TMĐT đã sử dụng giao diện và màu sắc đồng nhất nhưng lại chưa thể hiện hình ảnh thương hiệu và ngành hàng của doanh nghiệp.
– Cấu trúc website chưa tương thích với hành vi người dùng, chẳng hạn như vị trí đặt sản phẩm tương tự và nút kêu gọi hành động (call to action) chưa khoa học, gây cản trở việc điều hướng người dùng của doanh nghiệp. 

Hậu quả:

– Giao diện website chưa thu hút và ấn tượng, chưa tạo được nhận diện thương hiệu trong nhận thức của người dùng
– Trở nên kém chuyên nghiệp trong mắt khách hàng dẫn đến sự sụt giảm trong tỷ lệ quay lại.
– Giảm trải nghiệm của người dùng, chưa hỗ trợ hiệu quả trong tìm kiếm sản phẩm, gợi ý sản phẩm, mua hàng nhanh …
– Tăng thời gian ra quyết định của khách hàng và ảnh hưởng doanh số bán hàng.

Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ việc doanh nghiệp chưa nghiên cứu kỹ về hành vi người tiêu dùng khi thiết kế cấu trúc website và cũng như chưa đủ chuyên môn để đánh giá được tính thẩm mỹ của website TMĐT.

Để có thấu hiểu hành vi người tiêu dùng, doanh nghiệp có thể sử dụng một số công cụ hỗ trợ như Google Consumer Surveys – Nghiên cứu thị trường, Facebook Audience Insight – Nghiên cứu khách hàng từ dữ liệu của Facebook, Prisync -Theo dõi giá đối thủ cạnh tranh để đưa ra chiến lược giá phù hợp. 

Tham khảo thêm các xu hướng thiết kế để tạo website TMĐT như Dark Mode, Gradient, 3D, Landing page lai.

Hoặc liên hệ các đơn vị thiết kế giao diện có kinh nghiệm để sở hữu giao diện website TMĐT đẹp mắt, phù hợp hình ảnh của thương hiệu và cấu trúc tương thích hành vi người tiêu dùng.

Chưa tối ưu danh mục sản phẩm

Đối với website TMĐT, cấu trúc danh mục sản phẩm và thông tin sản phẩm rất quan trọng. Tuy nhiên nhiều website TMĐT hiện nay:
– Có danh mục sản phẩm chưa được được phân chia chi tiết và khoa học, chưa liên kết được giữa các danh mục với nhau.
– Chưa cung cấp đầy để thông tin sản phẩm. Ví dụ:

  • Thuộc tính sản phẩm: Màu sắc,kích thước, xuất xứ, phù hợp với nhóm đối tượng nào?
  • Hình ảnh và video: Đã có hình ảnh/video giới thiệu sản phẩm và review của khách hàng chưa?
  • Thông tin tồn kho: Sản phẩm còn bao nhiêu ở mỗi chi nhánh?
  • Giá: Hiện tại đang áp dụng giá gốc, giá đặc biệt hay giá phân cấp?
  • Promotion: Hiện đang có chương trình ưu đãi cho sản phẩm này không?

Các vấn đề trên đã gây ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng: 

  • Không hỗ trợ khách hàng tìm kiếm sản phẩm theo nhu cầu
  • Không thể gợi ý các sản phẩm phù hợp cho khách hàng (Sp tương tự, Sp liên quan, …)
  • Thời gian quyết định mua hàng lâu và ảnh hưởng doanh số bán hàng

Ngoài ra, cấu trúc danh mục chưa thể tối ưu gây cản trở các spider (Googlebot) để đánh giá chất lượng SEO. Khiến doanh nghiệp không được ưu tiên hiển thị trên các bộ máy tìm kiếm khi khách hàng search sản phẩm.

Để khắc phục doanh nghiệp cần:

– Xây dựng một cấu trúc danh mục phân lớp, chẳng hạn như danh mục sản phẩm 3 lớp với Nổi bật (lớp ngoài cùng), mới (lớp ngoài cùng), chức năng chung (lớp thứ 2), chức năng cụ thể (lớp thứ 3).
– Áp dụng tính năng lọc và sắp xếp sản phẩm theo các tiêu chí riêng như Nổi bật (Highlight), Mới nhất (Newest), Bán chạy (Bestseller), (Price) – Thấp đến cao – Cao đến thấp, Có khuyến mãi.
– Bổ sung thông tin chi tiết cho trang sản phẩm bằng các hình ảnh/video, tên thương hiệu, tên sản phẩm, mô tả các thông số, chức năng, mã số sản phẩm, các đánh giá và hỏi đáp của khách hàng…
– Lên chiến dịch SEO cụ thể cho website TMĐT. Ví dụ: Xây dựng từ khóa, lên kế hoạch nội dung danh mục gắn liền với các từ khóa ấy, cài đặt đúng cho robots.txt, tối ưu hóa cấu trúc của website, tối ưu URL trang category, sử dụng Google Search Console…

Thiếu hụt các tính năng thúc đẩy quá trình mua sắm của khách hàng

Website TMĐT của doanh nghiệp có thể :

  • Hỗ trợ khách hàng tìm kiếm và đưa ra gợi ý sản phẩm phù hợp?
  • Tiện lợi và đẩy nhanh quá trình mua hàng của khách hàng?

Các tính năng thúc đẩy quá trình mua sắm của khách hàng chưa được xây dựng hoặc chưa hoạt động hiệu quả trên website sẽ làm trải nghiệm mua sắm của khách hàng không được trọn vẹn. Quá trình tìm kiếm thông tin không thể nhanh chóng và chính xác, quá trình bỏ vào giỏ hàng chưa tinh gọn, quá trình checkout và thanh toán phức tạp, rườm rà. Từ đó, thời gian quyết định mua sắm của khách hàng tăng lên và giảm tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu của doanh nghiệp

Thông thường, nguyên nhân của vấn đề do các doanh nghiệp sẽ chưa có chiến lược để triển khai các tính năng ấy theo từng giai đoạn phù hợp với hành trình mua hàng của khách hàng hoặc phương thức triển khai website TMĐT cùng nhà phát triển chưa  tối ưu.

Chính vì thế, doanh nghiệp hãy lên chiến lược bao gồm lộ trình, chi phí cho từng giai đoạn để đưa các chức năng đó vào mô hình kinh doanh.

Đây là việc cần có nhiều kinh nghiệm, chi phí triển khai nên để hiệu quả như mong muốn doanh nghiệp nên làm việc với các nhà cung cấp nhiều kinh nghiệm để lên chiến lược phù hợp, phát triển và tối ưu các tính năng ấy.

Chưa đồng bộ với các hệ thống khác của doanh nghiệp

Các kênh bán hàng (MXH, sàn TMĐT, website TMĐT) chưa liên kết với các hệ thống quản trị trong doanh nghiệp như CRM, ERP để đồng bộ. Các vấn đề thường thấy ở các hệ thống chưa đồng bộ:

– Thông tin trên các kênh bán hàng không đúng với thực tế, chẳng hạn như các thông tin về số lượng hàng tồn kho, giá,…

– Khó khăn trong việc quản lý các dữ liệu về: khách hàng (lịch sử mua hàng, đánh giá, hành vi tiêu dùng), sản phẩm (giá cả, số lượng), đơn hàng, cửa hàng …

Hậu quả:

– Việc bán hàng trên website bị ảnh hưởng do không kiểm soát được dữ liệu hàng hóa/dịch vụ

– Không có dữ liệu tập trung phục vụ cho các hoạt động báo cáo, phân tích, dự báo kinh doanh cũng như tối ưu các hoạt động chăm sóc khách hàng, cải thiện sản phẩm.

Nguyên nhân vấn đề:

– Hệ thống website TMĐT hiện tại còn nhiều vấn đề quan trọng hơn cần khắc phục

– Chưa có chiến lược phù hợp về chi phí và thời gian để triển khai cho doanh nghiệp.

– Đội ngũ/đơn vị phát triển chưa hiểu được mô hình và các logic của các hệ thống khác để đưa ra giải pháp tích hợp hiệu quả. 

Để giải quyết vấn đề, doanh nghiệp hãy tập trung lên kế hoạch bao gồm chi phí, lộ trình, phương thức kiểm tra để đưa chức năng đồng bộ hóa dữ liệu vào hoạt động của hệ thống website TMĐT. 

Hoặc tìm kiếm các nhà cung cấp giải pháp đáp ứng các tiêu chí:

  • Thâm niên trong ngành TMĐT, kinh nghiệm triển khai tích hợp nhiều hệ thống
  • Có hiểu biết về chuyên sâu về lĩnh vực.
  • Cung cấp giải pháp toàn diện: Từ tư vấn đến phát triển, bảo trì đến tối ưu.
Xem tiếp

    ĐĂNG KÝ NGAY!

    Đăng Ký Nhận Những Bài Viết Mới Nhất!